+84 912 300 560 
     

Thứ 2 - Thứ 6: 8h30 - 17h30 
+84-24 3622 8852
     
 

ISO 9001:2026 Tổng Hợp Những Thay Đổi Quan Trọng

ISO 9001:2026 – Tổng Hợp Những Thay Đổi Quan Trọng Và Cách Doanh Nghiệp Có Thể Thích Ứng Ngay Từ Bây Giờ



Soạn: NguyenDangQuang, LA9001-14001-22301-27001-45001-50001

Nguồn: Tổng hợp từ CD2 ISO 9001:2026, ISO/TC 176, đánh giá chuyên gia độc lập

 


Phiên bản ISO 9001:2026 đang dần hoàn thiện và dự kiến ban hành chính thức vào tháng 9/2026. Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng ISO 9001:2015, thì bản Dự thảo thứ hai (CD2) của phiên bản mới đã chỉ ra nhiều thay đổi quan trọng về cách hiểu, cách áp dụng và cả cách đo lường hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng (QMS).

 

NQA Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nên chủ động chuẩn bị từ năm 2025, thay vì đợi đến hạn chuyển đổi. Dưới đây là tổng hợp các thay đổi đáng chú ý và gợi ý hành động để doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi thành công.


 


 

 

1. Bối cảnh thay đổi – Đừng để bị tụt lại phía sau

ISO 9001:2026 không chỉ là bản nâng cấp kỹ thuật. Đây là sự phản ánh của những thay đổi trong môi trường kinh doanh:

• Yêu cầu cao hơn về bền vững, đạo đức, và văn hóa chất lượng

• Sự bùng nổ của công nghệ sốlàm việc từ xa

• Kỳ vọng mới từ khách hàng, đối tác và cả cơ quan quản lý.

 

Việc chủ động chuyển đổi sớm sẽ giúp doanh nghiệp:

• Dễ tích hợp với các tiêu chuẩn khác (ISO 14001, ISO 45001, ESG…)

• Tối ưu hệ thống, giảm chi phí đánh giá lại

• Tăng uy tín và năng lực cạnh tranh quốc tế

 

 

 

2. Khoảng 08 thay đổi nổi bật trong ISO/CD2 9001:2026 (cập nhật đến tháng 4/2025)

 

1. Biến đổi khí hậu và bối cảnh tổ chức (Clause 4.1, 4.2)

Doanh nghiệp phải xem xét tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu của các bên liên quan liên quan đến yếu tố này trong chiến lược QMS.

 

2. Văn hóa chất lượng và đạo đức (Clause 5.1.1)

Lãnh đạo phải thúc đẩy giá trị đạo đức và văn hóa chất lượng – có thể tham chiếu thêm ISO 10010 để triển khai hiệu quả.

 

3. Rủi ro & cơ hội không còn tách riêng (Clause 6.1)

Logic risk-based thinking được làm lại, nhưng lại ít rõ ràng hơn. Cần cập nhật tài liệu đào tạo và cách trình bày đánh giá rủi ro.

 

4. Mục tiêu chất lượng có thể “không đo lường được” nếu không khả thi (Clause 6.2)

Thay đổi gây tranh cãi này đòi hỏi tổ chức đánh giá lại hệ thống mục tiêu và cách chứng minh hiệu quả.

 

5. Làm việc từ xa và hạ tầng kỹ thuật số (Clause 7.1.3)

Cơ sở hạ tầng phải xét đến điều kiện làm việc hỗn hợp – đây là điểm mới chưa từng xuất hiện trước đây.

 

6. Phần mềm đo lường cần được xác nhận (Clause 7.1.5.2)

Mọi phần mềm dùng để giám sát – đo lường kết quả QMS phải được xác nhận (validation).

 

7. Kênh giao tiếp với khách hàng được mở rộng (Clause 8.2.1)

Website, MXH, FAQ… trở thành các phương tiện có thể áp dụng và cần kiểm soát trong giao tiếp.

 

8. Cải tiến liên tục được tích hợp vào tổng thể cải tiến (Clause 10.1)

Không còn mục 10.3 riêng – thay vào đó, cải tiến liên tục trở thành một phần bắt buộc trong hệ thống tổng thể.

 

 

 

3. Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi hiệu quả?

 

🎯 1. Đánh giá hệ thống hiện tại:

• Đang còn tách biệt risk & opportunity?

• Mục tiêu chất lượng có đo lường được không?

 

🎯 2. Đào tạo và cập nhật kiến thức:

• Giải thích lại RBT cho nhân sự ISO

• Truyền thông về thay đổi trong phần mềm đo lường

• Áp dụng ISO 10010 để xây dựng văn hóa chất lượng

 

🎯 3. Rà soát và cập nhật tài liệu, quy trình:

• Bổ sung phần phân tích biến đổi khí hậu trong ma trận SWOT / PEST

• Cập nhật quy trình hiệu chuẩn, xác nhận phần mềm

• Điều chỉnh biểu mẫu đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo

 

🎯 4. Lập kế hoạch chuyển đổi:

• Tạo lộ trình từ 2025 đến 2026

• Đăng ký đánh giá sớm với tổ chức chứng nhận như NQA

• Tích hợp cùng lúc các tiêu chuẩn khác nếu có ISO 14001, 45001, ESG

 

 

 

4. Tham khảo các bài viết chuyên sâu về ISO 9001:2026

Chuỗi bài viết chuyên sâu về ISO 9001:2026 từ NQA Việt Nam

 

📌 1. Tổng quan về ISO 9001:2026 – Bản Dự thảo Thứ Hai (CD2)

Giới thiệu bối cảnh sửa đổi, mục tiêu cập nhật và lộ trình phát hành tiêu chuẩn mới.

 

📌 2. ISO 9001:2026 – Tương lai mới của Quản lý chất lượng toàn cầu

Phân tích các xu hướng công nghệ, ESG, đạo đức, văn hóa chất lượng được tích hợp vào tiêu chuẩn mới.

 

📌 3. ISO 9001:2026 – Tổng hợp các thay đổi quan trọng & cách doanh nghiệp có thể chuẩn bị

Tóm tắt các thay đổi thực tế trong CD2 và gợi ý 4 hành động thiết thực để bắt đầu chuyển đổi.

 

📌 4. So sánh ISO 9001:2015 và ISO 9001:2026 (CD2)

Đối chiếu nội dung cũ – mới theo từng điều khoản. Là tài liệu tham khảo nhanh cho doanh nghiệp và chuyên gia.

 

📌 5. Hướng dẫn triển khai & đánh giá nội bộ theo ISO 9001:2026

Gợi ý cụ thể về cập nhật tài liệu, biểu mẫu và tổ chức đánh giá nội bộ phù hợp với bản dự thảo CD2.

 

 

 

5. Tiến tới ISO9001:2026

ISO 9001:2026 không đơn giản là một bản cập nhật kỹ thuật – mà là cơ hội để doanh nghiệp định hình lại hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với thời đại số và chiến lược phát triển bền vững.

 

NQA Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chuyển đổi chứng nhận ISO 9001 : 2026 từ hôm nay!


 

Các tin khác
Đăng kí Nhận Email
Thông tin công ty

NQA Việt Nam


Phòng 401, Số 1 Đào Duy Anh,
Tòa nhà Ocean Park, Phương Mai,
Quận Đống Đa, Hà Nội


Tổng đài hỗ trợ khách hàng

+84-24 3622 8852

Email: contact@nqa.com.vn
            dtthuy@nqa.com.vn