THÔNG TIN CHUYỂN ĐỔI TS 16949 – IATF 16949
ISO/TS 16949 là quy định kỹ thuật đưa ra các yêu cầu riêng khi áp dụng ISO 9001 đối với ngành sản xuất ô tô và các dịch vụ phụ tùng đi kèm. Quy định kỹ thuật này nhằm xây dựng một HTQLCL được cải tiến thường xuyên, nhấn mạnh đến phòng ngừa và giảm biến động và lãng phí trong chuỗi cung cấp.
NQA là một trong những tổ chức chứng nhận quốc tế đầu tiên được IATF (International Automotive Task Force) công nhận năng lực thực hiện đánh giá chứng nhận ISO/TS 16949.
NQA nhiều năm liền đứng số 1 thế giới về số lượng chứng nhận theo số liệu của IATF.
NQA là đại diện ủy quyền đánh giá bên thứ hai của RollsRoyce và là tổ chức chứng nhận cho nhiều hãng ô tô thương hiệu như Ford, Huyndai, Dongfeng Motor Company Limited, Shaxi Automobile Group, Shanghai Maple, Foxcom Group, và các nhà cung cấp cho Hongyan Motor v.v.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
ISO/TS 16949 ban hành lần đầu năm 1999 bởi IATF với mục đích phối hợp hài hòa các cuộc đánh giá và các chương trình chứng nhận khác nhau trên thế giới trong chuỗi cung cấp thuộc lĩnh vực ôtô.
ISO/TS 16949 ban hành lần 2 năm 2002, lần 3 năm 2009 để tăng cường sự phù hợp với lĩnh vực ôtô cũng như những lần sửa đổi của ISO 9001.
IATF 16949:2016 (ban hành lần đầu ngày 01.10.2016) được chuyển đổi từ ISO/TS 16949 ban hành lần 3 với sự đóng góp ý kiến từ các tổ chức chứng nhận, các chuyên gia đánh giá, các nhà cung cấp, và các OEM.
IATF 16949:2016 đã thay thế ISO/TS 16949
- IATF 16949:2016 là Tiêu chuẩn HTQLCL ôtô
- IATF 16949 cùng với các yêu cầu cụ thể có thể áp dụng của khách hàng ôtô (CSR) và ISO 9001:2015 đặt ra các yêu cầu cơ bản hệ thống quản lý chất lượng ngành ôtô.
- IATF 16949 không phải là tiêu chuẩn HTQLCL độc lập, nó phải được áp dụng kết hợp với ISO 9001:2015 và các CSR
THAY ĐỔI CHÍNH CỦA IATF 16949
- Cấu trúc thay đổi trên nền tảng ISO 9001:2015 (10 điều khoản theo mô hình phụ lục SL).
- Cách tiếp cận quá trình trên cơ sở phân tích rủi ro được xuyên suốt trong toàn bộ tiêu chuẩn (theo ISO 9001:2015), thậm chí cân nhắc tới Phân tích rủi ro xuyên suốt tiêu chuẩn chi tiết hơn cả yêu cầu của ISO 9001:2015.
- Cân nhắc tới các yêu cầu về An toàn sản phẩm xuyên suốt tiêu chuẩn
- Xét đến Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của tổ chức
- Xét đến “các bên quan tâm” và các yêu cầu của họ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng
- Xét đến quản lý “Tri thức của tổ chức”
- Bổ sung “chính sách đạo đức” (whistle-blowing policy)
- Bổ sung quản lý sản phẩm có cài đặt phần mềm ở nhiều điều khoản
- Bổ sung yêu cầu đánh giá bên thứ hai
- Cụ thể hóa hơn yêu cầu năng lực của chuyên gia đánh giá nội bộ, chuyên gia đánh giá bên thứ hai (đánh giá nhà cung cấp)
- Tiếp cận rõ ràng hơn trong việc kiểm soát các quá trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi nguồn bên ngoài.
- Cụ thể hơn yêu cầu về kiểm soát đầu ra không phù hợp, gồm kiểm soát sản phẩm làm lại và sửa lại.
- Yêu cầu luật định và chế định: Sản phẩm/dịch vụ/quá trình thuê/mua ngoài phải phù hợp với yêu cầu của quốc gia thuê/mua, vận chuyển, được chuyển tới.
- Tăng cường mong đợi về Duy trì năng suất toàn diện (Total Productive Maintenance)
- Bổ sung đầu vào cho xem xét của lãnh đạo
- Tính khả thi của sản xuất phải được xem xét đến cả khi có thay đổi thiết kế sản phẩm hoặc quá trình.
- Tăng cường yêu cầu lựa chọn nhà cung cấp, bao gồm cụ thể hóa các tiêu chí lựa chọn.
- Bổ sung yêu cầu cụ thể về xác định và truy vết nguồn gốc.
- Xác định kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp theo rủi ro và tác động tới khách hàng, cụ thể hóa hơn các yêu cầu về ứng phó với tình huống khẩn cấp.
- Văn bản hóa việc áp dụng nguyên tắc “ngăn ngừa lỗi” (error-proofing)
- Bổ sung yêu cầu “thay đổi tạm thời việc kiểm soát quá trình”
- Quy định cụ thể hơn về tần xuất đánh giá nội bộ, chương trình đánh giá nội bộ
- Bổ sung quy định phải có quá trình quản lý bảo hành nếu có nhu cầu từ khách hàng.