Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS) ISO 9001:2015 đã được ban hành để lấy ý kiến. Nó có các thay đổi chính sau:
o Không còn “sổ tay chất lượng”
o Không còn 6 thủ tục “bắt buộc” phải văn bản hóa.
o Điều khoản riêng về “hành động phòng ngừa” không còn nữa. Nó được thay thế bằng cách tiếp cận Quản lý rủi ro (cách tiếp cận này dễ hiểu hơn hành động phòng ngừa).
o “Sản phẩm” được thay thế bằng cụm từ “Sản phẩm & Dịch vụ”
o “Cải tiến liên tục” được thay thế bằng “Cải tiến”
o Tài liệu và hồ sơ được thay thế bằng “Thông tin được văn bản hóa”
o “Môi trường làm việc” được thay thế bằng “Môi trường thực hiện các quá trình”
o “Sản phẩm mua vào” được thay thế bằng “Sản phẩm và dịch vụ cung cấp từ bên ngoài”.
o “Người cung ứng” được thay thế bằng “Nhà cung cấp bên ngoài”
o Không yêu cầu tham chiếu cụ thể đến các “ngoại lệ” khi quyết định phạm vi áp dụng.
o Định nghĩa về “Khách hàng” rộng hơn.
o Bổ sung thêm một số thuật ngữ và định nghĩa như: “bên quan tâm”, “yêu cầu luật định”, “yêu cầu chế định”, “dịch vụ” v.v.
o Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên 7 nguyên tắc của quản lý chất lượng, không phải 8 nguyên tắc như trước đây (nguyên tắc “cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý” không còn nữa).
o Thay đổi cấu trúc:
Tiêu chuẩn mới sẽ theo cấu trúc 10 phần qui định trong Phụ lục SL (trước đây là ISO Guide 83):
1. Phạm vi
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bối cảnh của tổ chức
5. Lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Điều hành
9. Đánh giá thực hiện
10. Cải tiến
Lộ TRÌNH ISO 9001:2015
o Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS) ISO 9001:2015 – phát hành tháng 06 năm 2014
o Bản dự thảo cuối cùng tiêu chuẩn quốc tế (FDIS) – dự kiến phát hành tháng 01 năm 2015
o Bản chính thức tiêu chuẩn ISO dự kiến phát hành tháng 09 năm 2015